Influencer Marketing không phải là một hình thức Marketing mới nó đã xuất hiện từ lâu, nhưng chỉ thực sự bùng nổ mạnh mẽ khi các nền tảng Social Media ra đời và phát triển với một tốc độ chóng mặt tiêu biểu trong thời gian gần đây có thể kể tới ứng dụng video ngắn Tiktok.
Hợp thời và khác khác biệt, chính vì vậy các chiến dịch Influencer Marketing đã được rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng để quảng bá thương hiệu, tăng khả năng nhận diện. Không khó để nhận ra hình thức Marketing này khi bạn lướt các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok…
Vậy Influencer Marketing là gì?
Nội dung bài viết
1. Influencer Marketing là gì?
Influencer dịch ra tiếng việt có nghĩa là người có sức ảnh hưởng ví dụ như ca sỹ, diễn viên, Vlogger, Streamer, Youtuber hoặc những cá nhân có nhiều lượt theo dõi trên các trang mạng xã hội…
Vậy một chiến dịch Influencer Marketing có nghĩa là một cá nhân hay tổ chức sẽ nhờ những người có sức ảnh hưởng quảng bá thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình tới tập những người theo dõi họ, sau đó Influencer sẽ nhận lại phần hoa hồng theo thỏa thuận.
Bên trên là hình ảnh của một chiến dịch Influencer Marketing được hợp tác giữa FPT và cầu thủ Nguyễn Quang Hải dưới dạng một bài đăng trên Facebook cá nhân. Ngoài ra còn nhiều hình thức hợp tác khác như PR qua video Tiktok, chèn số điện thoại, link mua hàng…
Tuy nhiên không phải Influencer nào cũng giống nhau, với mỗi Influencer khác nhau thì số tiền bạn chi trả cũng khác nhau tùy thuộc vào độ hot của mỗi người.
Dựa theo những đặc điểm sẽ có những cách phân loại khác nhau, ở đây mình sẽ phân ra làm 2 kiểu phổ biến:
- Phân loại theo số lượng người theo dõi trên 1 nền tảng (Facebook, Youtube, Tiktok, Instagram…)
- Phân loại theo mức độ ảnh hưởng (người của công chúng, người nổi tiếng, người có chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó, hot Profile…)
Tùy theo nhu cầu, sản phẩm quảng bá của mỗi cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp mà sẽ phân loại và lựa chọn các Influencer phù hợp với mục đích và túi tiền.
2. Tại sao nên sử dụng chiến dịch Influencer Marketing
a. Tăng sự nhận diện thương hiệu
Không dễ để 1 thương hiệu mới tiếp cận đến hàng triệu người trong một thời gian ngắn tuy nhiên với Influencer Marketing quá trình đó có thể được đẩy nhanh hơn nhiều chỉ sau vài tiếng đồng hồ. Influencer có một lượng lớn người theo dõi trên các nền tảng, vì thế với mỗi bài đăng có thể dễ dàng tiếp cận đến tệp người đó.
Đây là lý do lớn nhất để một tổ chức hay cá nhân quyết định thực hiện chiến dịch Influencer Marketing.
b. Tạo sự tin cậy với khách hàng.
Có một thực tế là khách hàng đang dần dần đánh mất niềm tin vào quảng cáo khi nhà nhà đều quảng cáo, người người đều quảng cáo khiến họ phải nhìn thấy quá nhiều quảng cáo mỗi ngày và không thực sự biết đâu là sản phẩm có chất lượng tốt.
Việc có quá nhiều sản phẩm xuất hiện, khiến việc đưa ra quyết định mua hàng sẽ khó khăn hơn chính vì vậy sản phẩm nào tạo cho họ sự tin tưởng nhiều hơn, nhiều khả năng sẽ được chọn. Khi đó thì chiến dịch Influencer Marketing sẽ phát huy tác dụng khi họ là những người có ảnh hưởng và được đông đảo cộng đồng biết tới.
Khi bạn đã có được sự tin tưởng thì việc thu về lượng khách hàng chất lượng và tăng tỷ lệ chuyển đổi sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.
c. Tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng
Một ưu điểm nữa đối với chiến dịch Influencer Marketing sẽ giúp bạn tiếp cận được tới đúng tệp khách hàng tiềm năng.
Khác với những Influencer như ca sỹ, diễn viên… sẽ có những Influencer chỉ nổi tiếng trong một lĩnh vực nào đó người ta gọi là KOLS ( Key Opinion Leaders) đây là những người có chuyên môn cao trong một lĩnh vực hay ngành nghề nào đó. Những người theo dõi họ cũng là người quan tâm đến ngành nghề và lĩnh vực đấy.
Một bài đăng của họ trên các nền tảng mạng xã hội không những giúp bạn tiếp cận tới đúng nhóm khách hàng mong muốn và chắc chắn chi phí sẽ rẻ hơn rất nhiều khi bạn hợp tác với những ca sỹ hay diễn viên…
3. Triển khai chiến dịch Influencer Marketing
Bước 1: Lập kế hoạch
Điều đầu tiên cần làm khi triển khai bất kỳ chiến dịch Marketing nào đều là lập kế hoạch cho chiến dịch đó. Một bản kế hoạch cơ bản và hoàn chỉnh của một chiến dịch Influencer Marketing cần phải bao gồm những thứ sau:
- Mục tiêu chiến dịch: bất kỳ mục tiêu chiến dịch Marketing nào cũng đều cần được đo lường bằng những con số cụ thể sau khi chiến dịch kết thúc. Đối với Influencer Marketing các chỉ số có thể dùng được đo lường có thể là (lượt xem, lượt tương tác, lượt click vào web, đặt hàng…)
- Phân tích đối thủ, thị trường: đây là công việc không bao giờ là thừa với bất kỳ chiến dịch Marketing nào.
- Thời gian triển khai chiến dịch: thời gian dự định triển khai chiến dịch trong bao lâu, dựa vào khoảng thời gian đó để đưa ra KPI cho chiến dịch
- Đối tượng khách hàng nhắm đến: xác định đối tượng khách hàng từ đó liên hệ và lựa chọn những Influencer phù hợp.
- Dự trù ngân sách: ngân sách để thực hiện chiến dịch trong khoảng thời gian dự tính
Đây là những điều cơ bản nhất cần có của 1 bản kế hoạch về chiến dịch Influencer Marketing
Bước 2: Lựa chọn Influencer phù hợp và liên hệ hợp tác
Đây là bước quan trọng nhất ảnh hưởng rất lớn đến việc thành bại của chiến dịch.
Dựa trên bản kế hoạch lựa chọn Influencer phù hợp nhất chứ không phải đông fan nhất. Một người được cho là phù hợp khi nó phù hợp với mục tiêu chiến dịch, phù hợp với ngân sách và phù hợp với đối tượng khách hàng bạn đang nhắm tới.
Sau khi đã có danh sách những Influencer phù hợp, thì liên hệ đề nghị hợp tác, soạn thảo giấy tờ, hợp đồng.
Bước 3: Triển khai chiến dịch
Cùng với Influencer lên ý tưởng về nội dung, kịch bản làm sao thỏa mãn 2 điều kiện
- Tôn trọng trải nghiệp người dùng và nội dung phù hợp với cộng đồng của Influencer
- Quảng cáo không quá lố nhưng vẫn làm nổi bật được sản phẩm và dịch vụ.
Bước 4:. Đo lường chiến dịch
Công đoạn cuối cùng là đo lường và đánh giá kết quả chiến dịch. Có nhiều cách để thực hiện công việc này:
- Đo lường bằng lượt view, tiếp cận, tương tác, bình luận trên bài quảng cáo…
- Affiliate Marketing: đây là hình thức rất phổ biến giúp bạn phân loại và đo lường quảng cáo rất tốt.
- Mã khuyến mãi: tạo mã khuyến mãi dành riêng cho cộng đồng của Influencer cũng là một cách để đo lường hiệu quả của chiến dịch
- Google Analytics: đây là công cụ của Google giúp thống kê về lượng người truy cập vào Website hay Landing Page.
4. Kết luận
Về cơ bản thì bài viết đã giúp bạn biết được chiến dịch Influencer Marketing là gì? và một chiến dịch Influencer Marketing sẽ được triển khai như thế nào?
Đây là hình thức Marketing hợp thời và khác biệt tuy nhiên nó không hoàn hảo và cũng không có một hình thức nào là hoàn hảo. Tất cả sẽ đều có ưu và nhược điểm riêng của nó việc của một người làm Marketing là kết hợp các hình thức Marketing lại để tạo ra một chiến dịch Marketing tổng thể hiệu quả.